Thụy Điển

Hình ảnh

Hình ảnh 819104221_29ea000a1f.jpg - Thụy ĐiểnHình ảnh 350272844_027568e614.jpg - Thụy ĐiểnHình ảnh 360993748_37cd9477b4.jpg - Thụy ĐiểnHình ảnh 2256784427_d1f0af3db4.jpg - Thụy ĐiểnHình ảnh 448575477_876b2fff50.jpg - Thụy Điển
Xem tất cả hình ảnh...

Tin du lịch

Đổ xô đăng ký chuyến đi bí ẩn của hãng bay Thụy Điển
1 tháng trước
Hàng nghìn du khách đã đổi dặm thưởng để lấy một suất trên chuyến bay bí ẩn của Scandinavian Airlines mà chưa biết sẽ đi đâu....
Độc đáo trải nghiệm ngâm mình trong hồ nước nóng giữa trời tuyết tại các quốc gia ở bắc địa cầu
1 tháng trước
VTV.vn - 'Tắm tương phản' - xen kẽ giữa nước nóng và nước rất lạnh - là văn hóa rất thú vị của người dân Thụy Điển....
Hình ảnh rực rỡ của lễ hội khinh khí cầu Thụy Điển
1 tháng trước
Lễ hội khinh khí cầu Thụy Điển lần thứ 44 diễn ra tại thị trấn Chateau-d'Oex thu hút rất nhiều người yêu thích khinh khí cầu và khách du lịch từ khắp ...
Tin du lịch Thụy Điển...   Tin tức mới nhất về Thụy Điển...

Bài viết

Bên trong khách sạn băng tráng lệ ở Thụy Điển
Nhà hàng tí hon kỳ lạ dành cho chuột
Ghé khách sạn băng lớn nhất thế giới
Rừng cây 9.550 tuổi cổ nhất thế giới
Đêm không ngủ trong căn phòng lạnh nhất thế giới
Xem tất cả bài viết...

Địa điểm con

Stockholm Kalmar Dalarma
Aland Oland Ven

Thông tin


Vương quốc Thụy Điển (bằng tiếng Thụy Điển) là một nước Bắc Âu có cùng biên giới với Na Uy ở phía tây và Phần Lan ở phía đông bắc, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat. Thụy Điển là thành viên của Liên minh châu Âu và của Hội đồng Bắc Âu.

Thuỵ Điển là đất nước có diện tích lớn thứ năm Châu Âu, với hơn 9 triệu dân. 1/2 diện tích của Thuỵ Điển được bao phủ bởi rừng và hệ thống sông ngòi. Người dân Thuỵ Điển hầu hết sinh sống ở các đô thị hoặc dọc theo bờ biển. Người dân Thuỵ Điển nói tiếng Anh rất tốt, hầu hết các công ty lớn đều sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao dịch chính.

Khí hậu Thụy Điển về mùa hè ở miền Bắc và miền Nam không khác nhau lắm, ánh nắng kéo dài sưởi ấm miền bắc. ở cực Bắc trong vài tuần lễ mặt trời không lặn, sáng cả ngày lẫn đêm. Mùa thu thường đến chậm và khá ấm, mùa đông thì giá lạnh và kéo dài, tuyết phủ từ tháng mười đến tháng tư. Mùa xuân vào tháng hai ở miền nam và tháng năm ở miền bắc.

Quang cảnh tự nhiên khác biệt theo từng vùng.Những vùng khác biệt rõ rệt nhất là vùng đồng bằng phía Nam với những cánh rừng cây thay lá bao quanh, và những dãy núi phía Bắc với những đỉnh núi quanh năm tuyết phủ.

Các lễ hội và phong tục tập quán đặc trưng:

Ngày 6 tháng 1 là ngày lễ Trettondedag jul (lễ Ba Vua còn gọi là lễ Hiển Linh), đây là ngày lễ quốc gia tại Thụy Điển chủ yếu theo đạo Tin Lành.

Vào ngày 13 tháng 1, Tjugondedag jul (còn gọi là Tjugondag jul hay Knut), mùa Giáng Sinh chấm dứt. Thỉnh thoảng có lễ hội cuối cùng, nến và các vật trang hoàng được tháo gở xuống và cây Nô en được mang ra ngoài.

Valborgsmässoafton được chào mừng vào ngày 30 tháng 4. Người dân quay quanh các lửa trại lớn, có phát biểu chào mừng mùa Xuân và hát các bài ca về mùa Xuân. Đặc biệt ở tại LundUppsala thì Valborg vào đêm trước ngày 1 tháng 5 là một lễ hội sinh viên quan trọng. Đúng 15 giờ tất cả mọi người đều đội mũ sinh viên lên là hát những bài ca sinh viên. Vào đêm đó thường người ta uống nhiều rượu.

Ngày 6 tháng 6, Svenska flaggans dag, là ngày lễ quốc khánh của Thụy Điển. Đầu tiên là "Flaggentag" (Ngày Quốc kỳ), ra đời vào năm 1916, ngày 6 tháng 6 là lễ quốc khánh từ năm 1983 và từ năm 2005 cũng là ngày lễ chính thức.

Lễ hội giữa hè (Midsommarfest) được mừng vào đêm rạng sáng ngày thứ Bảy đầu tiên sau ngày 21 tháng 6. Lễ hội này được ăn mừng lớn chỉ có thể so sánh được với lễ Giáng Sinh. Thụy Điển đẹp nhất vào đêm "midsommarafton" cuối tháng 6, khi ánh sáng mặt trời có thể nhìn thấy 24 tiếng liên tục ở miền Bắc và ở miền Nam chỉ có vài tiếng là hoàng hôn và rạng sáng. Ngày lễ này có truyền thống rất lâu đời và có nguồn gốc từ các lễ hội chào mừng mùa Hè từ thời kỳ Tiền Lịch sử. Trên khắp mọi nơi ở Thụy Điển người dân ca hát và nhảy múa chung quanh cây nêu tháng 5 được trang hoàng bằng cành cây và bông hoa, có lẽ là biểu tượng quốc gia Thụy Điển nổi tiếng nhất.

Vào tháng 8 bắt đầu có tôm cua tươi đầu mùa ở chợ. Lễ hội chào mừng được gọi là Kräftskiva và được tổ chức không có thời điểm nhất định. Người dân ăn tôm cua luộc cho đến khi no và uống kèm theo đó là rượu mạnh.

Tại miền Bắc Thụy Điển còn có Surströmmingsfest vào cuối mùa Hè. Việc ăn cá trích được ủ trước cùng với khoai tây hay với tunnbröd (một loại bánh mì khô) trong dịp lễ này đòi hỏi phải có khẩu vị "cứng cáp".

Lễ Lucia (Luciafest) bắt đầu vào sáng ngày 13 tháng 12 và tại Thụy Điển là ngày của Nữ hoàng ánh sáng. Người con gái đầu trong gia đình xuất hiện với một váy trắng và mang trên đầu một vòng hoa được làm từ cành cây của một loài cây việt quất (Vaccinium vitis-idaea) và nến, đánh thức gia đình và mang thức ăn sáng đến tận giường. Trường học và nơi làm việc trên toàn nước được các đoàn diễu hành đến thăm viếng vào sáng sớm. Các cô gái trẻ mang váy trắng dài đến gót chân cùng với nến trên đầu và tay, đi cùng là các nam thiếu niên mang quần áo trắng và đội nón chóp dài được trang điểm bằng nhiều ngôi sao.

Thủ đô của Thụy Điển:

Stockholm, Thành phố trên biển hay biển trong thành phố thủ đô của Thụy Điển quả xứng đáng với biệt danh “Venice phương Bắc”. Stockholm còn là điển hình của một sự lai tạp thành công. Ánh sáng phương bắc càng sinh động hơn khi chiếu rọi lên sắc màu của một thành phố đột nhiên giống với nước Ý.

Đối với các du khách đến từ phương nam, Stockholm quá lạ lẫm nên sự so sánh sẽ thật khôi hài. Cả hai thành phố đều nhô lên từ biển, nhưng trái với Venice vốn luôn hoài vọng về quá khứ, Stockholm muốn chống đỡ với tương lai. Stockholm sống với quá khứ xưa cũ cộng hưởng với những lĩnh vực của sự toàn cầu hóa. Tại Gamla Stan, các mặt tiền của thế kỷ 17 xỉn màu đất, còn của thế kỷ 18 lại có sắc thủy tiên. Ở khu phố Kungsholmen, đó là màu da trời hay ngọc lục bảo.

Trên Gamlan Stan, hòn đảo nhỏ mà giờ đây là một thành phố lớn với 700.000 dân, người ta đi ngược về quá khứ khi dạo bước trên con đường lát đá Branda Tomte. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đường, người ta chờ đợi sẽ gặp một bà phù thủy với cái mũ nhọn xuất hiện cùng lũ ma quỉ nhăn nhở. Nhưng ở giữa khu phố Norrmalm, tòa thư viện quốc gia hình tròn được xây dựng vào năm 1928 là điển hình rõ nhất cho trường phái kiến trúc chức năng. Khi gạt bỏ kiến trúc cổ truyền để chọn sự thuần lý, Thụy Điển đã phát minh ra ngành design.

Vươn cao trên quảng trường Kindstragatan với năm băng ghế gỗ chung quanh một cây dẻ, ngôi nhà thờ Đức Sainte-Gertrude gợi nhắc rằng vào thế kỷ 17, người Đức rất đông đúc nên vua Charles IX cho phép họ lập giáo xứ riêng. Nhưng tương phản mạnh mẽ với kiến trúc baroque đó, nhà hàng Bon Lloc trên đảo Sodermalm chứng tỏ khả năng thích nghi của Thụy Điển. Từ lâu bị hạn chế trong thực đơn cá - khoai tây và gia cầm -khoai tây, đất nước này đã biết tưởng tượng ra lối ẩm thực tổng hợp các sản phẩm Bắc Âu và cách nấu nướng Latin. Nhờ vậy bếp trưởng Mathisa Dahlgren đã đoạt được giải thưởng quốc tế.

Để biện minh cho việc tiêu thụ rượu thái quá, các quán bar Krog buộc phải bán thêm thức ăn theo luật định. Và người dân Stockholm cũng chen nhau đến các hàng quán chỉ bán fika, loại cà phê được họ tiêu thụ nhiều nhất (10kg/năm/người) với hơn bốn tách mỗi ngày, trong khi người Ý chỉ uống được chưa đến hai tách. Còn các khách sạn ở Stockholm rõ ràng có khuynh hướng tưởng tượng.

Cho đến thế kỷ 19, khách sạn Langholmen còn là một nhà tù, với các phòng là những phòng giam cũ. Còn có các con tàu cũ được sửa đổi thành khách sạn, chẳng hạn chiếc tàu ba cột buồm Flaggmansvagen của năm 1888. Và có cả những khách sạn được biến thành con tàu, như khách sạn Victory lấy hứng từ chiếc tàu của lord Nelson với các phòng ngủ là cabin.       

Trong sự qua lại thường xuyên giữa di sản và hiện đại, Bảo tàng Vasa là một bằng chứng khác cho khả năng hoán chuyển của Stockholm. Thủ đô đã dành riêng bảo tàng, vốn là một xưởng máy kỹ thuật cao, cho một con tàu gỗ bị chìm năm 1628 đúng vào ngày hạ thủy. Dài 70m và cao đến mức những cột buồm chui cả qua mái, chiếc Vasa được bao bọc trong tòa nhà sáu tầng mà mỗi tầng là một bảo tàng mini: cuộc sống trên tàu, những trận đánh trên biển Baltique, Thụy Điển vào thế kỷ 17. Ánh sáng và độ ẩm được kiểm soát thường xuyên bởi các bộ cảm biến để con tàu được trục vớt lên sau ba thế kỷ nằm im dưới đáy biển không bị tan rã. Bên dưới sống tàu, hàng dãy máy vi tính sẽ giúp khách tham quan làm quen với kỹ thuật đóng tàu vào thời kỳ đó.    

Trong thời kỳ 1860, một phần ba dân số Stockholm đã di dân sang Mỹ để trốn sự nghèo đói, nhưng giờ đây đất nước này có 1 triệu rưỡi công dân gốc nước ngoài trên tổng số 9 triệu dân. Điều này giải thích cho tính chất đa tạp của Stockholm: tài xế taxi người Ethiopia, nhà sách thì đa ngôn ngữ... Điển hình còn đến từ trên cao: hoàng hậu Sophie (1836-1913, vợ vua Oscar II) là người Brazil gốc Đức, còn người dựng lên vương triều vào năm 1810 là một trong các thống chế của Napoléon: Jean-Baptiste Bernadotte, tức vua Karl XIV (1763-1844).

Sự khác biệt lớn nhất giữa Stockholm và Venice là cách sử dụng môi trường nước. Mục đích của Venice trước tiên là lợi ích. Còn với Stockholm lại là thú vui. Giữa biển Baltique và hồ Malaren, người ta đều được phép câu cá hồi trên 52 cây cầu của thành phố và bơi lội trong vô số các vịnh biển. Bởi vì trái với Venice, sự ô nhiễm của thủ đô Thụy Điển đã được chế ngự. Người ta trượt băng vào mùa đông và bơi thuyền buồm vào mùa hè, vì một phần ba dân cư thành phố đều có thuyền.  

Và Stockholm còn có một ưu thế cuối cùng so với Venice: thành phố có diện tích khoảng xanh gấp ba lần diện tích xây dựng. Đó là một thành phố được xây dựng ở miền nông thôn.  (MINH LUÂN -TT)

Theo wikipedia, travel.com.vn và iced.edu.vn

Nhúng địa điểm này vào website của bạn   Tin tức mới nhất về Thụy Điển

Bản đồ

Nhúng bản đồ này vào website của bạn

Địa điểm liên quan

Việt Nam Trung Quốc Mỹ
Campuchia Singapore Nhật Bản
Thái Lan Hồng Kông Úc
Malaysia Pháp Hàn Quốc
Lào Anh Đài Loan
Xem tất cả địa điểm...