Thành phố Quy Nhơn

Hình ảnh

Hình ảnh Thanh pho Qui nhon 2006  -  Anh Dao Tien Dat - Thành phố Quy Nhơn

Bài viết

Kinh nghiệm đi Quy Nhơn - Tuy Hòa 5 ngày với 3 triệu đồng
Trải nghiệm thiên đường Quy Nhơn - Cù Lao Xanh
Không gian du lịch mới lạ ở Quy Nhơn
Kỳ Cò điểm đến mới lạ của Quy Nhơn
Ngắm vẻ đẹp của Eo Gió miền Trung
Xem tất cả bài viết...

Địa điểm con

Ghềnh Ráng Tiên Sa Quy Hòa

Thông tin


Điều kiện tự nhiên, khí hậu

Thành phố Quy Nhơn nằm cực nam tỉnh Bình Định, tại tọa độ 13 độ 36 -> 13 độ 54 vĩ Bắc, 109 độ 06 -> 109 độ 22 kinh Đông, cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 690 km về phía Nam và cách thành phố Pleiku (Tây Nguyên) 176 km. Về khí hậu, Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 - 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,5 độ C. Có diện tích tự nhiên 216km2 , với dân số 26 vạn, là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định, là đô thị loại II, thành phố anh hùng.

Quy Nhơn có đặc điểm địa hình khá đa dạng và phong phú (đồi núi, rừng, biển, sông, đầm, hồ…) hệ sinh thái bao gồm: rừng nguyên sinh (đèo Cù Mông), hệ động vật đa loài đầm Thị Nại; có bán đảo Phương Mai và 1 xã đảo (Cù Lao Xanh).

Sự hình thành và phát triển

Các sử liệu xưa cho biết rằng, Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm thuộc vùng đất đàng trong xứ Thuận Quảng (cách đây trên 400 năm đã xuất hiện phủ Quy Nhơn). Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và tác động của sự phát triển của nền công nghiệp phương Tây vào thế kỷ 19 làm cho diện mạo Quy Nhơn thay da đổi thịt. Ngày 20/10/1898, vua Thành Thái ra Chỉ dụ thành lập thị xã Quy Nhơn, đô thị tỉnh lỵ, là một trong những đô thị hoạt động thương mại với nước ngoài khá sầm uất lúc bây giờ.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ngày 3/9/1945 Quy Nhơn được tổ chức theo quy chế thị xã, lấy tên là thị xã Nguyễn Huệ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Quy Nhơn là hậu phương của chiến trường khu V và Tây Nguyên.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1954 - 1975, Quy Nhơn nằm dưới ách thống trị của Mỹ Nguỵ. Năm 1970, Quy Nhơn có  2 quận là Nhơn Bình và Nhơn Định, còn ngoại vi xã Phước Hậu, Phước Hải, Phước Lý được nhập vào Quy Nhơn.

Sau ngày đất nước thống nhất, tháng 10/1975 hợp nhất hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi thành Nghĩa Bình, lấy  thị xã Quy Nhơn làm tỉnh lỵ. Tháng 7/1986 Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập thành phố Quy Nhơn. Năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập lấy thành phố Quy Nhơn làm tỉnh lỵ. Thành phố Quy Nhơn hiện nay được công nhận là đô thị loại 2. Quy Nhơn đang từng bước chỉnh trang đô thị, xây dựng và nâng cấp để trở thành một trong những trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và du lịch, là đô thị lớn nằm trong chuỗi đô thị của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản:

Quy Nhơn được biết đến như một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên: về tài nguyên đất có bán đảo Phương Mai với diện tích 100km, đầm Thị Nại 50km (trong đó: Quy Nhơn 30km, huyện Tuy Phước 20km), có trên 20.000ha rừng. Khoáng sản quặng titan (xã Nhơn Lý), đá granít (Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân), có ngư trường rộng, đa loài và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đặc sản có yến sào (sản lượng đứng sau tỉnh Khánh Hòa). Nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn (dọc lưu vực sông Hà Thanh và bán đảo Phương Mai) bảo đảm cung cấp nước sạch cho thành phố.

Cơ sở hạ tầng đô thị:

Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, thành phố Quy Nhơn đã không ngừng nỗ lực chuyển mình để bắt kịp nhịp độ phát triển của cả nước; Quy Nhơn đang từng bước vươn tới mục tiêu xây dựng một đô thị hiện đại, phát triển; để đạt được mục tiêu đó, trong nhiều năm qua đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng quan trọng như:

Hệ thống cung cấp điện: toàn thành phố (kể cả dự án cải tạo lưới điện 17 triệu USD của chương trình SIDA), bảo đảm 100% xã, phường có điện, 98% số hộ được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia (trừ xã đảo Nhơn Châu phải dùng máy phát điện). Hệ thống đèn chiếu sáng tương đối hoàn chỉnh có trên 5.000 bộ đèn cao áp (bình quân 1 bộ / 10 hộ dân).

Hệ thống cấp nước: Hiện nay công suất 25.000m3/ ngày đêm và đang thực hiện giai đoạn hoàn thiện dự án nâng cấp lên 45.000m3/ ngày đêm.

Về giao thông: cảng Quy Nhơn là một trong số ít cửa khẩu quan trọng của Việt Nam. Từ hướng Tây thoát ra biển Đông. Thông qua quốc lộ 19- cảng biển, (quy mô 2,4 triệu tấn / năm (năm 2003), dự kiến 5 triệu tấn / năm (năm 2010) và tàu trên 3 vạn tấn ra vào thuận lợi). Có nhiều lợi thế về giao thông đường bộ (quốc lộ 1A, quốc lộ 1D, quốc lộ 19, đường sắt Bắc - Nam) đường thủy, đường hàng không (sân bay cách trung tâm thành phố 27km). Có trên 200km đường nội thành.

Thông tin liên lạc:  hệ thống thông tin liên lạc tương đối hoàn chỉnh; đặc biệt bưu chính viễn thông có bước phát triển khá tốt, hiện nay đã có 14 máy điện thoại / 100 người dân; hệ thống truyền hình cáp; trung tâm bưu chính liên tỉnh phục vụ khu vực miền Trung, trạm không lưu khu vực phía Nam. Đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực.

- Hiện nay thành phố Quy Nhơn đang phấn đấu xây dựng thành công 2 dự án trọng điểm là: dự án đường Xuân Diệu (tạo cảnh quan du lịch cho bãi biển Quy Nhơn), dự án cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội (tạo ra một vùng đất mới ở bán đảo Phương Mai xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội).

Tiềm năng du lịch, danh lam thắng cảnh:

Với điều kiện khí hậu lý tưởng cùng với 42km chiều dài bờ biển, trước vịnh Quy Nhơn có nhiều đảo lớn nhỏ, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử được xếp hạng; Quy Nhơn trở thành 1 thành phố biển, 1 trung tâm nghỉ mát, tham quan, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng; ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn của địa phương.

Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực của thành phố Quy Nhơn dồi dào; có truyền thống hiếu học, cần cù lao động, sáng tạo có trên 12 vạn lao động (theo số liệu năm 2002); trong đó có 90.000 lao động tham gia các ngành các lĩnh vực; trình độ ĐH, trung học chiếm 10,1%, trình độ CN bậc 3 trở lên chiếm 2,7%; lao động có tay nghề khá phổ biến ở các ngành xây dựng, khai thác, sửa chữa, gia công, may mặc, giày da, mộc dân dụng…

Nhúng địa điểm này vào website của bạn

Bản đồ

Nhúng bản đồ này vào website của bạn

Địa điểm liên quan

Thành phố Quy Nhơn