Điện Long An

Hình ảnh

Hình ảnh Bao Tang My thuat cung dinh Hue - By www.hue.vnn.vn.jpg - Điện Long AnHình ảnh Bao Tang My thuat cung dinh Hue - By vietnamnet.vn.jpg - Điện Long AnHình ảnh Di Luan Duong - By Nguyen Thi Thuy Vi.JPG - Điện Long AnHình ảnh Long An Bao Dien - By ai Gon Tiep Thi Online.jpg - Điện Long AnHình ảnh Bao tang my thuat ung dinh Hue 3.jpg - Điện Long An
Xem tất cả hình ảnh...

Thông tin


Vị trí: Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế ở tại số 3, đường Lê Trực, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đặc điểm: Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế là nơi trưng bày các bộ sưu tập đồ đồng, đồ sành, đồ sứ, đồ đá, đồ pháp lam, áo mão và đồ ngự dụng của vua chúa đời nhà Nguyễn.


Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế nằm trong điện Long An của vua Thiệu Trị (1841-1847), là ngôi điện đẹp nhất trong hệ thống cung điện triều Nguyễn. Đây là thế giới của các cổ vật kim loại, vải vóc, pha lê, ngà, gỗ, đá..., và đặc biệt là hơn 3.700 hiện vật gốm sứ.

Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế trước Cách mạng Tháng Tám gọi là Musée Khải Định, sau đổi thành Tàng cổ viện. Từ năm 1958 đến nay có nhiều tên gọi như Bảo tàng Huế, Bảo tàng Cổ vật.

Bảo tàng trưng bày và lưu giữ trên một vạn cổ vật và tác phẩm nghệ thuật, chủ yếu là của Việt Nam, bên cạnh Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản và một số nước khác.

Vào đây, ta như lạc vào thế giới vô giá các cổ vật đồ gốm sứ kim loại, vải vóc, pha lê, ngà, gỗ, đá, mây, tre. Những cổ vật và tác phẩm nghệ thuật này giúp chúng ta hiểu và hình dung được các sinh hoạt vào thời vàng son của các triều đại, mang những giá trị lịch sử, nghệ thuật và khoa học lớn. Chính đó là sự kết tinh của trí tuệ, thấm máu và mồ hôi của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử.

Ngót suốt thế kỷ thực dân Pháp đô hộ và chiếm đóng, một lượng lớn cổ vật gốm sứ, tượng điêu khắc, đồ đồng, đồ đá, đồ gỗ bị săn đuổi, mua bán, chiếm hữu. Trong bài Historiaque du Musée viết năm 1929, viên khâm sứ Trung kỳ P.Jabouille cho biết: "Phần lớn cổ vật đã mãi mãi rời khỏi An Nam và Đông Dương để ra đi. Chúng đã được sưu tầm bởi những phòng phát mãi ở châu Âu và làm giàu thêm cho bộ sưu tập của người nước ngoài". Năm 1923 tại Paris, nhiều cuộc bán đấu giá đã bán một số lượng lớn các cổ vật và đồ mỹ nghệ của Việt Nam. Nhiều đồ vật còn bị thất thoát do chiến tranh hoặc mất cắp. Những năm 1947, 1968, 1972... không ít các cổ vật quý hiếm có kích thước nhỏ đã bị một số nhân vật quyền lực trong chính quyền cũ cướp đi.

Trong Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế có bộ sưu tập quý các tượng Chăm được khai quật từ Trà Kiệu - Quảng Nam, và một số địa phương hai bên bờ sông Hương - Huế.

Bộ sưu tập đồng có bộ lư đồng của các nghệ nhân làng đúc đồng Ngũ Xã - Hà Nội.

Đặc biệt bộ súng Cửu vị thần công đúc xong năm 1804, là những kiệt tác trong kỹ thuật đúc đồng đầu triều Nguyễn. Kích thước chín khẩu đại bác này rất lớn, trọng lượng khẩu súng nhỏ nhất cũng nặng trên 10 tấn, nhằm biểu thị uy quyền các vị Hoàng đế triều Nguyễn. Đồ dùng, đồ dệt và các bộ y phục gợi lại một phần cuộc sống vương giả cung đình, những phong tục, nghi lễ, những buổi đại triều.

Bộ sưu tập gốm sứ của Bảo tàng có hơn ba nghìn bảy trăm hiện vật, đóng vai trò quan trọng đối với gốm sứ Việt Nam. Bao gồm gốm mộc, gốm hoa nâu, và gốm men ngọc thời Lý - Trần thế kỷ 11-14, gốm hoa lam thời Lê thế kỷ 16-17, thời Mạc thế kỷ 16, gốm trang trí thời Nguyễn Thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Một khối lượng lớn gốm sứ men trắng vẽ lam thời Minh - Thanh thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 20 bên Trung Quốc được mua bán và ban tặng sang Việt Nam. Gốm sứ Pháp, Nhật Bản cũng có mặt trong bảo tàng.

Theo các nhà khoa học, gốm sứ Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, kéo dài và thăng trầm qua suốt hai thiên niên kỷ...

Vào năm 1920-1930 tại Thanh Hóa, người ta tình cờ phát hiện dưới lòng đất hàng nghìn sản phẩm gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 1 - 3 sau Công nguyên. Tại bãi gốm cổ làng Phù Lãng, Bắc Ninh tháng 12-1996, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy dấu tích các lò gốm và mảnh gốm thời Trần. Các hiện vật trong những phát hiện quý giá này đều có mặt trong Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Qua các hiện vật gốm sứ được trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng, nhận thấy thời Lý - Trần thế kỷ 11-14 được đánh giá đạt trình độ chất lượng và mỹ thuật cao. Đến thời Trần thế kỷ 14, gốm sứ Việt Nam không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Từ thế kỷ 16-17, sứ trắng men lam được sản xuất rộng rãi với nhiều mô típ trang trí, nhiều kích cỡ và thể loại. Ngay sau khi chiến thắng quân Minh 1428, gốm sứ Việt Nam phát triển mạnh.

Các loại đĩa, lọ hoa, bình, chóe, lư hương, chân đèn, các loại gạch trang trí đã xuất khẩu sang cố đô vương quốc Majapahit đông Java - Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Công ty Đông ấn của Hà Lan đặt văn phòng tại Nam Kỳ và Bắc Kỳ năm 1640, vào những năm 1669, 1670, 1672 đã thu mua gốm sứ Việt Nam bán sang các nước phương Tây. Đến thế kỷ 15, xuất hiện các làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Thanh Hà... sản xuất gốm sành nâu da lươn, vật liệu trang trí nội thất và xây dựng có kiểu dáng đa dạng, phong phú.

Tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế có tới bảy trăm hiện vật gốm mộc, gốm tráng men từ thời Lý đến thời Nguyễn. Nhiều chiếc vò men nâu, đĩa men ngọc trang trí hoa lá, đế để mộc. Bảo tàng còn lưu giữ được mười hiện vật gốm thời Mạc, lối vẽ phóng bút hoặc đắp nổi hình rồng bay. Một số đĩa ăn và hai chiếc kandy thời Lê, trang trí hoa cúc cách điệu. Nhiều tượng Phật, Hộ pháp, Kim Cang, Quan Công, trong đó có bộ tượng Thập điện Minh Vương đạt đến trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao, tiêu biểu là tượng gốm thời Nguyễn.

Một lượng lớn cổ vật lưu giữ tại Bảo tàng là gốm sứ Trung Quốc, do vua chúa Việt Nam thời Lê - Trịnh, thời Nguyễn đặt mua từ Giang Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến... Các nhà sưu tập và nghiên cứu đồ cổ gọi là gốm sứ ký kiểu, dùng phục vụ cho nghi lễ, tế tự, trang trí và sinh hoạt. Gốm sứ ký kiểu thường có kích thước lớn, các mô-típ trang trí hoa văn đặc trưng cho ngôi vị đế vương, cho sự giàu sang quyền quý, vẽ rồng năm móng, tứ linh, bát bửu, có nhiều hiện vật rất quý hiếm và độc đáo. Ngoài ra Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế còn có hàng trăm sản phẩm gốm sứ Nhật Bản, Pháp...

Theo Hà Ánh Minh - www.cinet.gov.vn

Nhúng địa điểm này vào website của bạn

Địa điểm liên quan

Kinh thành Huế Đại Nội Lăng Tự Đức
Chùa Thiên Mụ Sông Hương Lăng Minh Mạng
Cầu Trường Tiền Vườn quốc gia Bạch Mã Lăng Gia Long
Trường Quốc Học Núi Ngự Bình Bãi biển Thuận An
Điện Hòn Chén Đàn Nam Giao Lăng Khải Định
Xem tất cả địa điểm...