Tượng Raffles

Hình ảnh

Hình ảnh Raffles statue By  trent_maynardHình ảnh Raffles statue By  GenkiGenkiHình ảnh Raffles statue By niagarekojaHình ảnh Raffles statue By  janvandewintHình ảnh Raffles statue By  leekelleher
Xem tất cả hình ảnh...

Thông tin


Sir Thomas Stamford Raffles là Phó Toàn Quyền (Lieutenant Governor) của đảo Java từ năm 1811 tới năm 1816. Ông này khởi đầu là thư ký của Văn Phòng Công Ty Đông Ấn tại London, 23 tuổi được thăng chức và cử đi làm việc tại Penang vào năm 1805. Sir Raffles cũng là một học giả và là người mến chuộng nền văn học châu Á, một nhà quản trị hành chánh không thực tế, đã bị thua lỗ về tài chính nên bị gọi về nước Anh và bị thất sủng. Nhưng vào năm 1817, Sir Raffles trở lại miền Viễn Đông, làm Phó Toàn Quyền tại Bencoolen.

Do e ngại sự độc quyền thương mại của người Hòa Lan nên ông Raffles đã đề nghị nước Anh phải tăng cường ảnh hưởng. Năm 1818, Raffles đi thuyền từ Bencoolen tới Ấn Độ, đã thuyết phục Toàn Quyền Lord Hastings về sự cần thiết phải có một địa điểm kiểm soát tại phía nam eo biển Malacca. Lord Hastings đã cho phép Raffles tiến hành công tác đó cho Công Ty Đông Ấn, miễn là không gây rắc rối với người Hòa Lan. Khi tới Penang, Raffles đã thấy Toàn Quyền James Bannerman không muốn cộng tác trong kế hoạch kể trên, trong khi người Hòa Lan đã chiếm đảo Riau và công bố rằng tất cả các miền đất của nước Hồi giáo Johore là thuộc quyền ảnh hưởng của họ. Raffles liền phái đại tá William Farquhar đi khảo sát các đảo Karimun. Đại tá Farquhar là người từng cư ngụ tại Malacca, đã có một người vợ Mã Lai và rất hiểu rõ tình hình chính trị địa phương.

Do khảo sát các văn bản của Mã Lai về đảo Singapore, Sir Raffles quyết định đi tới đó. Ngày 28/1/1819, Raffles và Farquhar đã bỏ neo tại cửa sông Singapore và hai ngày sau, đạt được thỏa thuận với quan cai trị địa phương là Temenggong Abdu’r Rahman và tiểu vương Hồi giáo Hussein để thành lập một địa điểm thương mại cho Công Ty Đông Ấn thuộc Anh, với tiền thuê hàng năm là $5,000 đồng trả cho tiểu vương và $3,000 đồng trả cho Temenggong. Do thấy sự vắng mặt của người Hòa Lan, Raffles đã cho đổ quân lên bờ, khai hoang một miền đất tại bờ đông bắc của con sông Singapore và kéo cờ Anh lên, và Farquhar đã xây dựng được một đồn lũy đơn giản, đồng thời tuyên bố miễn thuế cho tất cả các công việc thương mại tại điểm định cư mới này. Farquhar đã dùng ảnh hưởng riêng lôi cuốn các thương nhân người Mã Lai.

Trước sự mạo hiểm của Raffles, người Hòa Lan rất tức giận vì họ coi Singapore thuộc về miền ảnh hưởng của họ. Họ có thể dùng lực lượng quân sự đánh tan ngay đội quân nhỏ bé của Farquhar nhưng họ đã không ra tay, đồng thời Toàn Quyền Bannerman đã bảo đảm với người Hòa Lan là các thẩm quyền Anh tại Calcutta không tán thành kế hoạch giành đất Singapore. Trong khi đó, cộng đồng thương mại người Anh tại Ấn Độ và tờ báo Calcutta lại cổ võ cho kế hoạch của Raffles và yêu cầu chính phủ Anh phải yểm trợ. Như vậy đã có sự kéo dài trong khi chờ giải quyết.

Cơ hội bán các hàng hóa với giá cao và được miễn thuế tại miền đất mới Singapore đã lôi kéo các thương nhân từ các miền khác tới đảo và trong vòng 6 tuần lễ, đã có hơn 100 thuyền bè Nam Dương bỏ neo cùng với một thuyền Thái Lan và hai tầu của châu Âu. Sir Raffles trở lại thăm đảo vào tháng 5/1919 và đã thấy dân cư Singapore là 5,000 người, bao gồm người Mã Lai, Trung Hoa, Bugis, Ả Rập, Ấn Độ và người Âu, trong đó người Hoa đã chiếm 1,000 dân. Qua 4 tuần lễ, Sir Raffles đã lập kế hoạch xây dựng hải cảng và ký kết với tiểu vương và Temenggong, ấn định các biên giới và quyền hạn. Raffles đã viết cho một người bạn: “Singapore là một địa điểm quan trọng nhất của miền Viễn Đông và nếu xét về những lợi ích hải quân và thương mại thì nơi đây có giá trị cao hơn các lục địa khác”.
Sự phát triển nhanh chóng của Singapore một phần nhờ vào việc giao dịch thương mại giữa Ấn Độ và Trung Hoa, một phần cũng nhờ địa điểm thuận tiện, đã thu hút các thương nhân từ Riau và từ các trung tâm thương mại khác. Ngoài ra, những dân di cư cũng dồn tới lập nghiệp tại Singapore: người Mã Lai tới từ Malacca, Penang, Riau và Sumatra, người Trung Hoa từ miền nam Trung Hoa như Quảng Đông, Phúc Kiến để kiếm nơi sinh sống, hoặc từ Nam Dương, Batavia hay Bangkok để tránh thuế và tìm cách làm giầu. Nhiều người Hoa đã lấy vợ người Mã Lai và giòng giống này trở thành người Hoa Baba (the Baba Chinese). Cũng tới Singapore là các người Ấn Độ, họ là thương nhân và binh sĩ. Các thương nhân người Armenia từ Brunei và Manila cũng kéo tới và còn có các gia đình người Ả Rập từ Sumatra. Tiểu vương Hussein cũng mang đến hàng trăm dân chúng và xây lâu đài cùng đặt bản doanh tại Singapore. Còn người Âu gồm nhân viên của Công Ty Đông Ấn thuộc Anh, hay các thủy thủ hồi hưu.

Sir Raffles để Farquhar quản trị miền đất mới với ngân khoản rất giới hạn. Vì không muốn gây quỹ bằng cách đánh thuế hay bán đất đai, Farquhar đã cho phép hợp pháp các sòng bạc, việc buôn bán thuốc phiện và rượu arak. Lợi tức thu về được dùng cho các chương trình công cộng. Nhưng khó khăn nhất là việc duy trì trật tự và luật pháp tại vùng cửa cảng. Đã luôn luôn xẩy ra các cuộc va chạm giữa những người định cư gốc Mã lai, gốc Trung Hoa từ Malacca và các đệ tử của Temenggong và tiểu vương. Các thương gia trong thành phố đã phải đóng góp vào lực lượng cảnh sát giữ gìn an ninh ban đêm.

Sir Raffles đã không liên hệ tới sự phát triển của Singapore buổi ban đầu, ông trở lại nơi này vào tháng 10/1822. Sau khi 3 người con của ông bị bệnh và chết, Raffles bị thất vọng nhưng sự trù phú đang gia tăng của Singapore làm ông lên tinh thần. Ông hoãn việc trở lại nước Anh mà ở lại hải đảo này để cải tiến thành phố Singapore.

Raffles đã ra lệnh cho khu thương mại rời qua sông là địa điểm ngày nay và cho san bằng một quả đồi để trở thành Raffles Place. Khu chính phủ được đặt quanh Đồi Cấm (Forbidden Hill, ngày nay là Fort Canning Hill) và tại phía đông của con sông Singapore. Đồi cao được san bớt, đất dư được dùng để lấp đầy các miền thấp. Mục tiêu của Sir Raffles là thiết lập một thành phố có trật tự và theo khoa học, ông tin tưởng rằng sau này Singapore sẽ là “một nơi có tầm vóc đáng kể và quan trọng”. Theo đồ án của Raffles, có các nơi dành riêng cho các tòa nhà thương mại, trạm cảnh sát, nhà thờ, rạp hát, chợ và công viên. Mỗi nhóm dân di cư được chỉ định một nơi lập nghiệp. Người Trung Hoa là nhóm dân phát triển nhanh nhất được cho cả vùng đất tại bờ phía tây của giòng sông Singapore, kế cận với khu thương mại. Thị trấn người Hoa (Chinatown) được chia cho nhiều nhóm dân. Miền phía tây của khu thương mại là phần đất dành cho Temenggong và các người tùy tùng, mỗi sắc dân được phân phối một khu đất lớn, còn các người Âu và Á châu giàu có được khuyến khích sống trong khu an ninh, gần Phủ Toàn Quyền. Vì thiếu các bản văn luật pháp, Sir Raffles đã đề ra các quy tắc, ấn định về đất đai, dùng Luật Tập Tục Anh (English common law) làm tiêu chuẩn mặc dù Luật Hồi Giáo (Muslim law) được dùng trong tôn giáo, hôn nhân và thừa kế đối với người Mã Lai.

Về thuế vụ, Sir Raffles đã quy định rằng “Singapore sẽ lâu bền và mãi mại là một hải cảng tự do (a free port) và không một loại thuế nào được đánh lên thương mại hay kỹ nghệ làm ảnh hưởng tới sự đi lên và thịnh vượng của tương lai”.
Sir Raffles còn là một nhà hành chánh sáng suốt. Ông tin tưởng vào các cải cách và phòng ngừa tội phạm hơn là các cách trừng phạt. Phạm nhân được phép bồi thường thiệt hại, các chương trình làm việc và huấn luyện đã cải hóa tù nhân thành các công dân hữu ích. Ông cũng đóng cửa các sòng bài, đánh thuế rất nặng lên việc buôn bán rượu và thuốc phiện. Ông hủy bỏ chế độ nô lệ vào năm 1823 nhưng đã không diệt trừ tận cỗi rễ việc trả nợ bằng lao dịch trong nhiều năm của các di dân mới, những người này đã trả nợ cho bọn buôn người để đến được miền đất Singapore.

Vào tháng 6 năm 1823, Sir Raffles cũng thuyết phục được Temenggong và tiểu vương Hussein, chịu từ chối các quyền lợi về thuế vụ để đổi lấy phần trợ cấp $1,500 đồng và $800 đồng tiền Singapore mỗi tháng. Vì người Hòa Lan còn phản đối sự hiện diện của người Anh tại Singapore nên Sir Raffles đã không dám đi xa hơn trong các công trình cải cách.

Ngày 17/3/1824, Hiệp Ước Anh – Hòa Lan tại London được ký kết, chia đôi miền Đông Ấn (East Indies) ra làm hai vùng ảnh hưởng bằng một lằn ranh dọc theo eo biển Malacca: nước Anh được quyền ở phía trên và Hòa Lan có quyền kiểm soát miền đất phía nam của lằn ranh. Như vậy chính quyền Hòa Lan đã công nhận rằng Singapore thuộc nước Anh và đã đổi phần đất Malacca lấy địa điểm Bencoolen. Sau khi chủ quyền Singapore đã được ổn định rồi, chính quyền Anh lại thương lượng với Temenggong và tiểu vương Hồi giáo để họ nhường hẳn Singapore và một vài hòn đảo kế cận cho Công Ty Đông Ấn thuộc Anh cũng như đồng ý trong việc triễu trừ cướp biển, nhưng vấn đề này chỉ được giải quyết nhiều thập niên về sau.

Tháng 10 năm 1823, Sir Raffles rời Singapore về nước Anh vĩnh viễn. Trước khi ra đi, ông đã tặng $2,000 đồng tiền để thiết lập một cơ sở giáo dục, đào tạo các giáo chức và công chức người châu Á và đây cũng là nơi nghiên cứu nền văn hoá địa phương dùng cho các viên chức người châu Âu. Ông cũng đã thay thế Đại Tá Farquhar bằng ông John Crawfurd, người Tô Cách Lan, một nhà quản trị hữu hiệu và thanh bạch. Ông Crawfurd đã tiếp tục các chương trình của Sir Raffles chống lại chế độ nô lệ và cướp biển, nhưng vì thiếu ngân khoản, ông ta đã cho mở lại các sòng bạc để lấy tiền mở rộng đường xá, xây cầu cống và các chương trình công chánh khác. Duy chương trình giáo dục đã không được ông Crawfurd chú tâm, ngoại trừ bậc tiểu học.

Theo dongdu.org
Nhúng địa điểm này vào website của bạn

Địa điểm liên quan

Đại lộ Orchard Sentosa Khu phố Tàu
Sở thú Singapore Vườn chim Jurong Đại học Quốc gia Singapore
Vịnh Marina Vườn phong lan Quốc gia Thế giới nước
Merlion Bảo tàng Quốc gia Singapore Little India
Vườn Nhật Bản Tượng Raffles Nhà nguyện và Bảo tàng Changi
Xem tất cả địa điểm...