Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Hình ảnh

Hình ảnh van hoa sa huynh.jpg - Bảo tàng văn hóa Sa HuỳnhHình ảnh cocgomcotai_vanhoasahunh.jpg - Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Thông tin


VĂN HOÁ SA HUỲNH:
        Bảo tàng Văn hoá Sa Huỳnh. Địa chỉ: Số 149 Trần Phú, Thị xã Hội An Đặc điểm: Trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm.

Văn hoá khảo cổ được nhà khảo cổ người Pháp Côâlani (M. Colani) đặt tên (1936) theo địa danh trên bờ đầm An Khê, nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc sơ kì thời đại sắt, tồn tại trong khoảng nửa sau thiên niên kỉ 1 tCn. đến đầu Công nguyên. Năm 1906, Vinê (M. Vinet) đã dùng khái niệm một kho chum để thông báo về việc phát hiện hơn 200 chiếc, cao trung bình 0,80 m, vùi sâu trong cồn cát ven biển Quảng Ngãi. Pacmăngchiê (H. Parmentier, 1924) khi chỉnh lí hiện vật do bà La Ba (La Barre) đào (1923), đã sử dụng khái niệm kho chum Sa Huỳnh. Yanxê (O. Janse) cũng đã đến đây khai quật và dùng thuật ngữ phức hợp Sa Huỳnh (1961). Xonhaimơ (W. Solheim) đặt nền VHSH trong bối cảnh Đông Nam Á, lúc đầu dùng thuật ngữ Sa Huỳnh - Kalanây (Kalanay), sau thay bằng truyền thống gốm Sa Huỳnh - Kalanây (1964). Sau năm 1975, các nhà khảo cổ Việt Nam với kết quả nghiên cứu gần 100 di tích đã làm rõ đặc trưng khảo cổ của VHSH: ngoài táng thiêu dùng chum gốm làm quan tài, còn có mộ huyệt đất, mộ rải gốm. Đồ tuỳ táng ngoài đồ gốm, đồ sắt còn có đồ đồng. Điểm nổi trội mang tính chỉ thị đặc trưng VHSH là những khuyên tai hình hai đầu thú bằng đá, bằng thuỷ tinh, những khuyên tai ba mấu bằng đá quý, bằng thủy tinh, những đồ trang sức bằng ngọc mã não. Bên cạnh các khu mộ táng còn có những khu di chỉ cư trú với tầng văn hoá dày từ 1,50 m đến 3 m.

Các bằng chứng khảo cổ học đã chứng minh được nguồn gốc bản địa của VHSH có liên quan đến các nền văn hoá khảo cổ tiền Sa Huỳnh thuộc thời đại đồ đồng. VHSH chủ yếu phân bố ở khu vực Miền Trung từ Đà Nẵng, Quảng Nam vào đến Bình Thuận. Ở khu vực Quảng Trị, Huế, cư dân Sa Huỳnh có sự hội nhập với cư dân văn hoá Đông Sơn. Về phía nam, có sự hội nhập với cư dân văn hoá Đồng Nai. Về phía núi, VHSH có ảnh hưởng đến các nền văn hoá khảo cổ ở Tây Nguyên. Về miền ven biển, cư dân của văn hoá này có những mối liên hệ với văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á hải đảo.

Văn hoá Sa Huỳnh

Có ý kiến cho rằng, VHSH là cơ sở để sau này hình thành nền văn hoá Chămpa. Cũng có ý kiến chủ trương rằng, với sự phát triển thống nhất trong đa dạng, VHSH là cái nền để tạo dựng nên hàng loạt nền văn hoá của những nhà nước nhỏ trong vùng trước khi hội nhập trong sự thống nhất của nước Chămpa.

Theo:dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn


Nhúng địa điểm này vào website của bạn

Địa điểm liên quan

Cù Lao Chàm Bãi biển Cửa Đại Nhà cổ Phùng Hưng
Chùa Cầu Làng rau Trà Quế Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An
Làng mộc Kim Bồng Làng gốm Thanh Hà Bảo tàng gốm sứ Hội An
Hội quán Quảng Đông Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Thuận Tình
Xưởng thủ công mỹ nghệ và biễu diễn nghệ thuật dân gian Bạch Đằng đông