Akihabara

Hình ảnh

Hình ảnh Khu vực chợ điện tử Akihabra - AkihabaraHình ảnh Chợ về đêm - AkihabaraHình ảnh Khu chợ vào sáng sớm chỉ có một vài tiệm mở cửa - AkihabaraHình ảnh Khu vực chợ bán linh kiện máy tính - AkihabaraHình ảnh Những chiếc đầu đĩa nghe nhạc cũ được bày bán tại chợ - Akihabara
Xem tất cả hình ảnh...

Thông tin


Đến Akihabara, đi tìm... hàng Nhật

Một góc "Thành phố điện tử" Akihabara.
(LĐCT) - Cứ nghĩ đi Nhật sẽ dễ dàng tìm được hàng điện tử Nhật. Hoá ra chẳng hoàn toàn như vậy, ít ra vào thời điểm 2007 này.

Akihabara là địa danh không những quá quen thuộc ở Tokyo. Ai đã từng một lần đến đây chắc chắn sẽ phải ấn tượng mãi về vẻ hào nhoáng, sầm uất của một nơi được mệnh danh là "Thành phố điện tử".

"Thành phố" nằm ở giữa lòng Tokyo. Du khách từ khắp nơi trên thế giới, từ khắp Nhật đổ về đây để chiêm ngưỡng những kiểu mới nhất của tivi, máy tính, người máy và trăm ngàn đồ điện tử khác.

Giá đồ điện tử ở đây rẻ khoảng 20-30% so với mức bình thường. Có cả những đồ dùng cho cả điện áp 220v và nhất là có cả hệ thống bán ưu tiên cho người nước ngoài, miễn thuế, có tên là Laox thực hấp dẫn. Đây cũng là nơi bán hàng "lướt" dùng một thời gian ngắn, đem bán giá chỉ khoảng một nửa. Một số là hàng chưa sử dụng nhưng lỗi mốt vài năm giá lại còn rẻ hơn nữa.

Kinh nghiệm vài lần đi Nhật trước đây, cứ mua được hàng Made in Japan ở Akihabara thì khỏi chê vì chất lượng cao lại bền. Một người bạn Nhật giải thích cho tôi: Đồ sản xuất nội địa dành cho người Nhật bao giờ cũng tốt hơn đồ sản xuất cũng hãng đó nhưng ở nước ngoài.

Một cảm giác đập vào du khách đến Nhật là đi đâu cũng gặp hàng nước ngoài tràn ngập mà chủ yếu là hàng Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á. Trong một nhà khách sang trọng ở trường Đại học Waseda, ấy thế mà từ bàn là, lò vi sóng cho đến bình nóng lạnh đều là của Trung Quốc xuất sang.
 
Chắc hẳn sang được Nhật thì hàng Trung Quốc phải qua được khâu kiểm định chất lượng, mà hiển nhiên phải là hàng Trung ương không thể nào là hàng... cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) dùng dăm bữa nửa tháng đã hỏng.

Hàng tiêu dùng cấp thấp đã thực sự chiếm thị phần ở đây bởi vì giá rẻ. Thảo nào mà hàng Trung Quốc như một vết dầu loang nhanh khắp thế giới. Rõ nét nhất của sự có mặt của hàng Trung Quốc là trong hệ thống cửa hàng "100 yen"(đổi sang tiền Việt Nam, 100 yen cỡ khoảng 13 nghìn đồng).

Thôi thì thượng vàng hạ cám, từ cốc, chén, đồ sứ đến tập giấy, bút bi, đồ mỹ phẩm đa phần là hàng Trung Quốc. Cứ vào cửa hàng này là bất kỳ loại hàng nào cũng chỉ một giá là 100 yen. Thật tiện và rất rẻ so với các cửa hàng khác. Loại cửa hàng một giá này hình như chưa thấy xuất hiện ở ta.

Điều mà chưa từng xảy ra vài năm trước là hàng điện tử cấp cao Châu Á mà dẫn đầu là Trung Quốc đã bắt đầu "đánh chiếm" Akihabara, nơi mà hàng Châu Âu mon men đến còn khó.



Chọn được chiếc máy ảnh số hiện đại mang tên một hãng có tiếng Nhật Bản, định mua, nhưng khi xem kỹ lại là Made in China. Thì ra, thế giới hàng công nghệ cao như máy ảnh số cũng lại có mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc chen chân. Thỉnh thoảng bắt gặp một vài máy ảnh Nhật sản xuất mà cửa hàng cũng có tấm biển nhỏ ghi rõ là Made in Japan cho dễ bán hơn.

Trong vài thập kỷ gần đây, người Nhật chinh phục thế giới bằng hàng hoá chất lượng cao. Họ đã thành công về cả thương hiệu lẫn lợi nhuận. Nhưng họ thay đổi chiến lược thích nghi hơn với thời buổi toàn cầu hoá.

Vẫn thương hiệu ấy nhưng tận dụng được các miền đất hứa có nhân công rẻ để sản xuất. Nhiều sản phẩm như thế lại được nhập về Nhật, chất lượng kém hơn nhưng rẻ hơn và quan trọng nhất là lợi nhuận ắt phải nhiều hơn. Họ lại từng bước xâm nhập thị trường công nghệ cao như máy tính, máy ảnh kỹ thuật số, trước tiên là sự liên doanh sau là tự sản xuất.

Hàng hoá Việt Nam trên thị trường Nhật quả là còn rất ít. Tận mắt tôi thấy có một ít áo sơ mi, một số lon bia Sài Gòn, một số đồ mây tre, thảm dệt. Còn lâu mới có hàng Việt bày ở Akihabara.

Nguồn xuất khẩu sang Nhật đáng kể mới chỉ có hải sản. Tôm Việt Nam cũng đã có mặt ở Tokyo trong nhà hàng. Nhưng xem ra, sự nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam cũng còn bập bùng lắm, vì cứ thỉnh thoảng xét nghiệm lại có dư lượng kháng sinh trong tôm nhiều đến mức khó chấp nhận.

May ra, Việt Nam còn có mặt hàng gạo, giá hiện thời còn rẻ chỉ bằng 1/8 của Nhật (Thảo nào mà một số người Việt sang Nhật "cõng" theo cả mấy chục kilôgram gạo để ăn dần, y như hồi chiến tranh đèo gạo đi sơ tán).
 
Nếu được chấp nhận thì đấy cũng là một mặt hàng thế mạnh của ta. Tuy nhiên, ước gì ta không phải xuất mặt hàng nguyên liệu thô chẳng đáng bao nhiêu tiền, mà tập trung sức người, sức của làm hàng công nghệ cao mà đích đến là... Akihabara như nhiều nước Châu Á khác, thì hay biết mấy.

PGS-TS Trịnh Sinh
Nhúng địa điểm này vào website của bạn

Địa điểm liên quan

Akihabara