Thế Giới

Bài viết

Cuộc sống dưới chân dãy Himalaya



Hình bài viết Cuộc sống dưới chân dãy Himalaya

Người Kyrgyz đã sinh sống trong khu vực Himalaya suốt hàng nghìn năm, cùng núi cao phủ đầy tuyết, hồ nước xanh biếc và cuộc sống du mục.

Tuy đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của thế giới hiện đại, người Kyrgyz đã biết sử dụng điện thoại di động, đi xe hơi, xem truyền hình vệ tinh, xây dựng nhà ở, chuồng trại chăn nuôi gia súc bằng bê tông nhưng cuộc sống du canh du cư bị vẫn được truyền từ đời này sang đời khác như một kinh nghiệm sống quý báu. Bức ảnh miêu tả cuộc sống thanh bình của người Kyrgyz ở bên dãy núi Thiên Sơn. Hiện nay người Kyrgyz là sắc tộc chiếm đại đa số với gần 70% dân số ở Kyrgyzstan và trong lịch sử từng là những người chăn nuôi bán du mục. Họ sống trong những chiếc lều tròn và chăn thả gia súc. Hiện nay, văn hóa du mục vẫn còn tiếp diễn theo mùa khi các hộ gia đình di chuyển đến những nơi gần nguồn nước, những cánh đồng cỏ bao la vào mùa hè. Ở Kyrgyzstan, tên gọi Kyrgyz được sử dụng cho cả người và quốc gia. Từ Kyrgyz có nghĩa
Cuộc sống thanh bình của người Kyrgyz ở bên dãy núi Thiên Sơn. Hiện nay người Kyrgyz là sắc tộc chiếm đại đa số với gần 70% dân số ở Kyrgyzstan, và trong lịch sử từng là những người chăn nuôi bán du mục. Họ sống trong những chiếc lều tròn và chăn thả gia súc. Hiện nay, văn hóa du mục vẫn còn tiếp diễn theo mùa khi các hộ gia đình di chuyển đến những nơi gần nguồn nước, những cánh đồng cỏ bao la vào mùa hè. Ở Kyrgyzstan, tên gọi Kyrgyz được sử dụng cho cả người và quốc gia. Từ này có nghĩa là "bốn mươi cô gái", liên quan đến sử thi (Manas) dân gian về việc thống nhất bốn mươi bộ tộc chống lại người Mông Cổ trước đây.
Người Kyrgyz là dân tộc Turk, vốn là người gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài việc định cư chủ yếu ở đất nước Kyrgyzstan, hiện nay họ còn sinh sống rải rác các quốc gia khác trong khu vực như khu vực Tân Cương thuộc Trung Quốc, Tajikistan, Uzbekistan, Kazakhstan, Afghanistan, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina. Dù sinh sống ở đâu, họ cũng duy trì lối sống du mục trên lưng ngựa từ ngàn đời của tổ tiên.
Người Kyrgyz là dân tộc Turk, vốn là người gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài việc định cư chủ yếu ở đất nước Kyrgyzstan, hiện nay họ còn sinh sống rải rác các quốc gia khác trong khu vực như khu vực Tân Cương thuộc Trung Quốc, Tajikistan, Uzbekistan, Kazakhstan, Afghanistan, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina. Dù sinh sống ở đâu, họ cũng duy trì lối sống du mục trên lưng ngựa từ ngàn đời của tổ tiên.
Đây là bà cụ 68 tuổi người người Kyrgyz mặc trang phục truyền thống đang chỉnh sửa lại chiếc khăn trùm đầu của mình. Phụ nữ theo đạo Hồi thường không để cho người ngoài nhìn thấy tóc nhưng một số quy định nghiêm ngặt ở một số nước Trung Đông. Tuy nhiên, ở đây họ xem tôn giáo như là một nét văn hóa hơn là nghi thức cần phải được tuân thủ.
Bà cụ 68 tuổi người Kyrgyz mặc trang phục truyền thống, sửa lại chiếc khăn trùm đầu. Phụ nữ theo đạo Hồi thường không để cho người ngoài nhìn thấy tóc theo một số quy định nghiêm ngặt ở một số nước Trung Đông. Tuy nhiên, ở đây họ xem tôn giáo như một nét văn hóa hơn là nghi thức cần phải được tuân thủ.
Những người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi đang cầu nguyện ở một lễ hội trong làng. Người Kyrgyz chủ yếu là tín đồ Hồi giáo dòng Sunni và đặc biệt là theo trường phái Hanafi. Hồi giáo lần đầu tiên được truyền bá bởi các thương nhân Ả Rập đi dọc theo con đường tơ lụa vào thế kỷ thứ 7 và 8. Ngày nay, Hồi giáo ngày càng bén rể đối với người dân Kyrgystan kể cả khu vực phía Bắc, nơi trước kia thường theo chủ nghĩa vô thần bởi ảnh hưởng từ thời kỳ Xô Viết.
Những người lớn tuổi cầu nguyện ở một lễ hội trong làng. Người Kyrgyz chủ yếu là tín đồ Hồi giáo dòng Sunni và đặc biệt là theo trường phái Hanafi. Hồi giáo lần đầu tiên được truyền bá bởi các thương nhân Ả Rập đi dọc theo con đường tơ lụa vào thế kỷ thứ 7 và 8. Ngày nay, Hồi giáo ngày càng bén rễ đối với người dân Kyrgystan kể cả khu vực phía Bắc, nơi trước kia thường theo chủ nghĩa vô thần.
Bức ảnh với những gương mặt trẻ em đặc trưng của người Kyrgyz ngày nay. Theo một số nghiên cứu trước đây, tên gọi người Kyrgyz được bắt đầu thứ thế kỷ thứ 6 và họ có mối quan hệ khắng khít với người Khakas. Tuy nhiên, trong thời gian cai trị của Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), thì tên người Kyrgyz được sử dụng rộng rãi và chính thức hơn. Trong một số tài liệu của Trung Quốc mô tả, người Kyrgyz vào thời đó có mái tóc hung đỏ, mắt màu xanh dương hoặc xanh lá cây. Tuy nhiên, một số đặc điểm này còn hiện diện rất ít ở người Kyrgyz hiện đại ngày nay.
Trẻ em Kyrgyz trên lưng ngựa. Theo một số nghiên cứu trước đây, tên gọi người Kyrgyz được bắt đầu thứ thế kỷ thứ 6 và họ có mối quan hệ khăng khít với người Khakas. Tuy nhiên, trong thời gian cai trị của Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), tên người Kyrgyz được sử dụng rộng rãi và chính thức hơn. Một số tài liệu của Trung Quốc mô tả, dân tộc này vào thời đó có mái tóc hung đỏ, mắt màu xanh dương hoặc xanh lá cây. Tuy nhiên, một số đặc điểm này còn hiện diện rất ít ở người Kyrgyz hiện đại ngày nay.
Mỗi buổi sáng, trẻ em thường dậy sớm để lấy nước từ những con suối, con sông hay hồ nước cạnh làng bằng lừa. Chú bé này được mẹ dặn đi lấy 10 đôi nước, nhiều gấp đôi so với bình thường vì hôm nay nhà chú có họ hàng về thăm nhân dịp lễ hội được tổ chức tại làng. Đây là công việc hằng ngày nên chú làm trông rất thuần thục.
Mỗi buổi sáng, trẻ em thường dậy sớm, dắt lừa đi lấy nước từ những con suối, con sông hay hồ nước cạnh làng. Chú bé này được mẹ dặn đi lấy 10 đôi nước, nhiều gấp đôi so với bình thường vì hôm nay nhà có họ hàng về thăm nhân dịp lễ hội được tổ chức tại làng. Đây là công việc hàng ngày, chú làm rất thuần thục.
Một số thanh niên trong gia đình sẽ tổ chức làm thịt cừu khi có lễ hội hoặc tụ họp các thành viên trong gia đình. Lông cừu sẽ được phơi khô và đem bán. Thịt cừu, xương cừu và tất cả bộ đồ lòng được họ ninh trong một cái chảo gang rất to cùng với một số gia vị và khoai tây. Món này thường được người Kyrgyz làm trong những ngày lễ truyền thống.
Một số thanh niên trong gia đình tổ chức làm thịt cừu khi có lễ hội hoặc tụ họp các thành viên trong gia đình. Lông cừu được phơi khô và đem bán. Thịt cừu, xương cừu và tất cả bộ đồ lòng được họ ninh trong một cái chảo gang lớn, cùng một số gia vị và khoai tây. Món này thường được người Kyrgyz làm trong những ngày lễ truyền thống.
Người Kyrgyz không nghèo, mặc dù họ không trữ nhiều hoặc tiêu dùng tiền giấy trong cuộc sống hằng ngày. Đàn gia súc của họ có thể lên đến hàng trăm con có giá trị kinh tế cao và họ thường lấy cừu làm đơn vị tiền tệ trung gian trong trao đổi, mua bán. Một chiếc điện thoại di động bình thường sẽ có chi phí là 1 con cừu. Một con bò lông dài đáng giá 10 con cừu, trong khi một con ngựa tốt đáng giá tới 50 con cừu. Chi phí cho một cô dâu vào khoảng 100 con cừu. Những gia đình giàu có thường sở hữu thêm những con vật mang tính biểu tượng của người Kyrgyz như gà lôi, chim công, lạc đà, … Những con lạc đà của họ thuộc loài lạc đà hai bướu, được gọi là Bactrian, có thể chịu được những nơi có thời tiết khắc nghiệt như những vùng núi cao hẻo lánh ở Kyrgyzstan.
Người Kyrgyz không nghèo, dù họ không trữ nhiều hoặc tiêu dùng tiền giấy trong cuộc sống hàng ngày. Đàn gia súc của họ có thể lên đến hàng trăm con có giá trị kinh tế cao, và họ thường lấy cừu làm đơn vị tiền tệ trung gian trong trao đổi, mua bán. Một chiếc điện thoại di động bình thường sẽ có chi phí là 1 con cừu. Một con bò lông dài đáng giá 10 con cừu, còn một con ngựa tốt đáng giá 50 con cừu. Chi phí cho một cô dâu vào khoảng 100 con cừu. Những gia đình giàu có thường sở hữu thêm những con vật mang tính biểu tượng của người Kyrgyz như gà lôi, chim công, lạc đà… Họ nuôi lạc đà hai bướu, được gọi là Bactrian, có thể chịu được những nơi có thời tiết khắc nghiệt như những vùng núi cao hẻo lánh,
Họ gọi đây là Yurt, nhà của người Kyrgyz. Những ngôi nhà du mục này thường có hình tròn, cửa thấp, được làm bằng gỗ phủ bạt bằng lông gia súc, gắn lại với nhau bằng các đoạn dây thừng và có thể dễ dàng lắp hoặc tháo dỡ. Việc lắp các khung bằng gỗ do những người đàn ông đảm nhiệm trong khi phụ nữ thêu các hoa văn trang trí nội thất và ngoại thất khu nhà.
Yurt là nhà của người Kyrgyz. Những ngôi nhà du mục này thường có hình tròn, cửa thấp, được làm bằng gỗ phủ bạt bằng da gia súc, gắn lại với nhau bằng các đoạn dây thừng và có thể dễ dàng lắp hoặc tháo dỡ. Việc lắp các khung bằng gỗ do đàn ông đảm nhiệm, còn phụ nữ thêu các hoa văn trang trí nội thất và ngoại thất.
Giống như Ger của người Mông Cổ, Yurt như là cái nôi của người Kyrgyz sống ngàn đời trên thảo nguyên bao la. Nó minh chứng cho nét đẹp truyền thống của người du mục rày đây mai đó. Vào mùa hè, các gia đình người Kyrgyz thường giết cừu, dê để tổ chức những bữa nấu ăn ngoài trời. Đây cũng là những tháng ngắn ngủi trong năm để họ có thể vui chơi, sinh hoạt khi mà mùa đông lạnh giá ở đây thường dài như vô tận.
Giống như Ger của người Mông Cổ, Yurt như là cái nôi của người Kyrgyz sống ngàn đời trên thảo nguyên bao la, minh chứng cho nét đẹp truyền thống của người du mục rày đây mai đó. Vào mùa hè, các gia đình người Kyrgyz thường giết cừu, dê để tổ chức những bữa nấu ăn ngoài trời. Đây cũng là những tháng ngắn ngủi trong năm để họ có thể vui chơi, sinh hoạt khi mà mùa đông lạnh giá ở đây thường dài như vô tận.
Đây là lễ hội Manas, một lễ hội dân gian được tổ chức hằng năm bên hồ Song Kul. Ngậm chiếc roi da trong miệng, những người đàn ông Kyrgyz chia làm hai đội và điều khiển con ngựa của mình trong một trò chơi truyền thống có tên gọi là Kok Boru, một môn thể thao tương tự như môn polo hay rudby trên lưng ngựa. Theo đó, hai đội sẽ dành lấy xác một con dê không đầu ném vào cầu môn của đội đối phương. Trò chơi thể hiện sức mạnh của những người đàn ông Kyrgyz đã và đang chinh phục những vùng đất khắc nghiệt trên trái đất.
Đây là cảnh trong lễ hội Manas, một lễ hội dân gian được tổ chức hằng năm bên hồ Song Kul. Ngậm chiếc roi da trong miệng, đàn ông chia làm hai đội và điều khiển ngựa trong một trò chơi truyền thống có tên gọi là Kok Boru, một môn thể thao tương tự như môn polo hay rudby trên lưng ngựa. Theo đó, hai đội sẽ giành xác một con dê không đầu ném vào cầu môn của đội đối phương. Trò chơi thể hiện sức mạnh của những người đàn ông Kyrgyz đã và đang chinh phục những vùng đất khắc nghiệt trên trái đất.
Nếu có cơ hội, bạn hãy thử trải nghiệm cuộc sống du mục yên bình của người Kyrgyz nhé…Phóng to
 Chia sẻ
Đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của thế giới hiện đại, người Kyrgyz đã biết sử dụng điện thoại di động, đi xe hơi, xem truyền hình vệ tinh, xây dựng nhà ở, chuồng trại chăn nuôi gia súc bằng bê tông nhưng cuộc sống du canh du cư vẫn được truyền từ đời này sang đời khác như một kinh nghiệm sống quý báu. 

Những Bước Chân- zing.vn



Bài viết liên quan
Hành khách sốc vì phi công rời buồng lái
Những điểm ngắm hoa anh đào không thể bỏ qua trên thế giới
Máy bay hạ cánh khẩn cấp vì toilet bốc mùi
Vòm đá Azure Window trước khi sập xuống biển
Gối du lịch hình thù kỳ lạ giúp du khách ngủ ngon
Xem tất cả bài viết...



Hình ảnh liên quan

Hình ảnh tg-pisa.jpg - Thế GiớiHình ảnh tg-nhat.jpg - Thế GiớiHình ảnh tg-aicap.jpg - Thế GiớiHình ảnh tg-nhat2.jpg - Thế GiớiHình ảnh TG-colosseum.jpg - Thế Giới
Xem tất cả hình ảnh...